
Chương trình hành động với hai mục tiêu chính: (1) Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực, để sử dụng hiệu quả nguồn lực về tài chính, tài sản, thời gian và nhân lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong xây dựng cơ bản và trong sử dụng ngân sách nhà nước, đảm bảo thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ được giao, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực để phòng, chống, ngăn chặn đại dịch Covid-19; (2) Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp, tổ chức và các cán bộ, viên chức và người lao động thuộc Bộ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý theo quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tuy nhiên Chương trình tập trung vào 8 lĩnh vực cụ thể sau: Quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước; Quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; Quản lý chương trình mục tiêu quốc gia; Quản lý, sử dụng tài sản công; Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; Quản lý các quỹ tài chính ngoài ngân sách; Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp và Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động.
Bên cạnh đó, Chương trình cũng nêu rõ các giải pháp thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí cụ thể như:
Thứ nhất: Nâng cao nhận thức, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Thứ hai: Tăng cường công tác tổ chức thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực.
Thứ ba: Đẩy mạnh thực hiện công khai, giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ tư: Kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ năm: Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý; gắn thực hành tiết kiệm chống lãng phí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Nội dung chi tiết chương trình xem tại đây
Nguồn: Dinte