
Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm mục đích:
1. Thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trọng tâm là lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
2. Phổ biến kịp thời, đầy đủ những quy định pháp luật mới thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường đến mọi đối tượng trong xã hội nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân; cập nhật các quy định pháp luật mới cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong ngành tài nguyên và môi trường.
Theo đó, Kế hoạch yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được duy trì thường xuyên, liên tục; đẩy mạnh đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật để đáp ứng nhu cầu của cơ quan, tổ chức, địa phương, người dân, doanh nghiệp và phù hợp với từng đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021”;
Việc phổ biến, giáo dục pháp luật phải có trọng tâm, trọng điểm vào một số lĩnh vực, nội dung cụ thể; bảo đảm tiết kiệm, tránh dàn trải, kém hiệu quả và phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị và đối tượng được phổ biến. Thực hiện lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong kế hoạch công tác, tuyên truyền, truyền thông của Bộ; gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác xây dựng pháp luật, tham vấn, lấy ý kiến trong quá trình xây dựng pháp luật.
Tăng cường phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật tài nguyên và môi trường; tăng cường hơn nữa sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cơ quan truyền thông, báo chí nhằm thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai đồng bộ sâu rộng và thật sự có hiệu quả. Tăng cường xã hội hóa, hợp tác quốc tế trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Tại Quyết định cũng quy định rõ nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật.
Phổ biến, cập nhật, tập huấn văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường mới được ban hành gắn với đối thoại, tháo gỡ vướng mắc trong tổ chức thi hành pháp luật, trong đó trọng tâm là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Mặt khác, phổ biến, tham vấn và lấy ý kiến đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường được xây dựng trong năm 2021; Hưởng ứng “Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11) nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật nói chung và ý thức chấp hành pháp luật tài nguyên và môi trường nói riêng.
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gồm: Tổ chức hội thảo, hội nghị phổ biến, tập huấn văn bản quy phạm pháp luật tài nguyên và môi trường tập trung cho các đối tượng cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường địa phương và doanh nghiệp; phổ biến, giới thiệu văn bản quy phạm pháp luật mới và thông tin xây dựng pháp luật tài nguyên và môi trường trên Chuyên trang chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường; trang thông tin điện tử của các đơn vị; Tổ chức các sự kiện, hoạt động hưởng ứng “Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11); tổ chức đối thoại, trao đổi trực tiếp và thi tìm hiểu về pháp luật tài nguyên và môi trường; thực hiện thông cáo báo chí các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tùy thuộc các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật, các đơn vị được giao chủ trì chủ động lựa chọn một hoặc nhiều các hình thức phổ biến theo quy định tại Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Quyết định cũng nêu rõ, các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng Kế hoạch và tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo phân công; biên soạn tài liệu, giáo trình phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực được giao; Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về Bộ (qua Vụ Pháp chế) để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ...
Chi tiết nội dung Quyết định tải tại đây.
Nguồn: Dinte