
Theo đó, mục tiêu tổng quát của kế hoạch là "Hoàn thiện Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số ngành tài nguyên môi trường, có khả năng cung cấp dịch vụ số nhanh chóng, thuận tiện, an toàn; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước minh bạch thông qua môi trường số; sử dụng dữ liệu 3 số và các công cụ phân tích, xử lý thông minh dữ liệu tổng hợp, đa ngành để đưa ra chính sách chính xác, kịp thời; cung cấp dữ liệu mở ngành tài nguyên môi trường; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng".
Kế hoạch đã đưa ra 3 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể cho phát triển Chính phủ Số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Về mục tiêu cụ thể, gồm: Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước; Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp và Bảo đảm an toàn thông tin

Về các nhiệm vụ cụ thể, gồm̉: Hoàn thiện quy chế, quy định; Phát triển hạ tầng số; phát triển nền tảng, hệ thống; phát triển dữ liệu; phát triển ứng dụng, dịch vụ số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; phát triển nguồn nhân lực.
Đồng thời, kế hoạch cũng nêu 4 giải pháp cần thực hiện:
Giải pháp thứ nhất: Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp.
- Ứng dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần thay đổi phương thức người dân tương tác với cơ quan nhà nước, hình thành văn hóa số cho người dân.
- Ứng dụng công nghệ số để cá nhân hóa giao diện, nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Truyền thông, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kỹ năng số
Giải pháp thứ hai: Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ.
- Nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các công nghệ số (Cloud, Big Data, IoT, AI, Blockchain, Mobile...) trong xây dựng, triển khai các ứng dụng, dịch vụ Chính phủ số tại Bộ Tài nguyên và Môi trường để tiết kiệm thời gian, chi phí xây dựng, vận hành các hệ thống thông tin và tự động hoá, thông minh hoá, tối ưu hoá các quy trình xử lý công việc.
- Hợp tác với các hãng công nghệ lớn để ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới trong thu nhận, phân tích xử lý dữ liệu; phát triển Chính phủ số ngành tài nguyên và môi trường.

Giải pháp thứ ba: Thu hút nguồn lực CNTT
- Đề xuất các chính sách ưu tiên thiết thực trong thu hút, ưu đãi, bố trí, đào tạo, sử dụng, nhân lực, cán bộ kỹ thuật về công nghệ thông tin.
- Ưu tiên thích đáng, bố trí các nguồn lực cho công tác ứng dụng CNTT bảo đảm tiến độ và hiệu quả của các nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số hướng tới Chính phủ số.
Giải pháp thứ tư: Tăng cường hợp tác quốc tế
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin bằng các chương trình đào tạo cụ thể, gắn với việc trực tiếp phát triển và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ.
- Tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ, chú trọng tiếp nhận và phát triển các công nghệ mới, tiên tiến.
Cũng tại quyết định này, giao nhiệm vụ cho Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường:
1. Chịu trách nhiệm tham mưu về kỹ thuật để triển khai Kế hoạch, đôn đốc các đơn vị thực hiện Kế hoạch bảo đảm tiến độ, mục tiêu, hiệu quả; tổng hợp tình hình báo cáo Bộ theo chế độ quy định;
2. Hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong việc xây dựng, thẩm định, trình phê duyệt và thực hiện các dự án, nhiệm vụ trong Kế hoạch; tham gia thẩm định, kiểm tra và nghiệm thu dự án, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong Kế hoạch theo quy định;
3. Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính theo dõi, tổng hợp, đề xuất điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch, báo cáo Bộ trưởng để xem xét, phê duyệt;
4. Duy trì, bảo đảm an ninh, hoạt động an toàn, thông suốt hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ;
5. Hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ, cung cấp hạ tầng, hướng dẫn, thẩm định chuyên môn kỹ thuật, định hướng giải pháp công nghệ trong ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Xem nội dung chi tiết quyết định tại đây
Xem nội dung chi tiết kế hoạch tại đây
Nguồn: Dinte